Bí tiểu sau khi rút ống thông

Bí tiểu, buồn tiểu nhưng không đi được là triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu tường tận về vấn đề sức khỏe khó nói này cùng tham khảo bài viết dưới đây

*
Hiện tượng bí tiểu không đi tiểu được ở nam giới

1. Hiện tượng bí tiểu là gì?

Cảm giác buồn tiểu mà không đi được là hiện tượng bí tiểu, bí đái, căng tức bàng quang rất khó chịu.

Bạn đang xem: Bí tiểu sau khi rút ống thông

1.1. Bí tiểu cấp tính

Bình thường, khi bàng quang chứa đầy một lượng nước tiểu nhất định (khoảng từ 250ml-300ml) sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu cấp là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn tiểu mà không thể đi được một cách đột ngột, cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu trong khi bàng quang căng đầy, cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt.

1.2. Bí tiểu mạn tính

Bí tiểu mạn là diễn ra do tình trạng tiểu khó kéo dài, nước tiểu tồn đọng trong bàng quang ngày một tăng lên đồng thời khả năng tống hết nước tiểu của bàng quang ngày một kém đi. Và sau đó, bàng quang có thể bị căng dãn trầm trọng, kích thước ngày một lớn hơn, lâu dần mất khả năng co bóp.

Nếu tình trạng bí tiểu mạn kéo dài lâu ngày không được chữa trị có thể dẫn đến tình trạng căng trướng toàn bộ hộ tiết niệu, viêm tiết niệu ngược dòng. Thậm chí, trường hợp nặng có thể gây ra dãn thận niệu quản 2 bên gây suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

*
Bí tiểu có thể gây viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng

2. Nguyên nhân bí tiểu

Bí tiểu thường do những nguyên nhân bệnh lý gây nên:

Dị vật ở bàng quang:  Có thể do sỏi hoặc cục máu từ trên thận xuống, hoặc sinh ngay tại bàng quang, gây chít hẹp đường tiểu khiến người bệnh không đi tiểu được hoặc khó đi tiểu.Ung thư bàng quang: đây là nguyên nhân bí tiểu rất hiếm gặp. Chỉ xuất hiện khi khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thễ gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng cổ bàng quang.Nhiễm trùng đường tiết niệu: như viêm bàng quang, viêm niệu đạo…là nguyên nhân gây bí tiểu ở nữ giới thường gặp nhất là khi đã có quan hệ tình dục thì khả năng nhiễm trùng tiết niệu càng cao. Tình trạng viêm nhiễm gây sưng và rát tại vị trí viêm, gây bít tắc đường tiết niệu gây bí tiểu ở phụ nữ. Trong trường hợp này, nước tiểu thường đục, mùi khai nồng khó chịu, người bệnh có cảm giác buốt khi đi tiểu.Hẹp niệu đạo: Sự thắt nghẹt hay tắc nghẽn do hẹp niệu đạo là một trong những nguyên nhân bí tiểu. Nam giới có thể có niệu đạo bị hẹp, thường do sẹo sau khi bị thương ở dương vật. Nhiễm trùng thường ít gây ra tắc nghẽn niệu đạo.Do các khối u ở tiểu khung: Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,ung thư thận tử cung,v.v…khi di căn vào tiểu khung, có thể đè vào vùng cổ bàng quang gây bí đái.Do các tổn thương thần kinh trung ương: Bệnh ở tuỷ sống: Chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tuỷ, lao cột sống, u tuỷ viêm tuỷ,…đều có thể nguyên nhân bí tiểu. Và bệnh ở não và màng não: Viêm não, apxe não, chảy máu não, nhũn não, viêm màng não,…đều có thể gây bí tiểu.Chứng táo bón: Phân cứng trong trực tràng có thể đẩy bàng quang sát vào niệu đạo, làm cho niệu đạo bị chèn ép, nhất là có sự kết hợp sa trực tràng thì đây chính là một trong những nguyên nhân gây bí tiểu đáng chú ý nhất.
*
Táo bón là nguyên nhân gây bí tiểu không ngờ đếnSa bàng quang và sa trực tràng: Sa bàng quang là hiện tượng xuất hiện khi thành giữa bàng quang và âm đạo yếu đi và làm cho bàng quang ngả về phía âm đạo. Vị trí bất thường của bàng quang có thể làm cho nước tiểu khó được đẩy hết ra khỏi bàng quang, gây ra các rối loạn tiểu tiện trong đó có chứng bí tiểu.

3. Chứng bí tiểu có nguy hiểm không?

Dù là bí tiểu cấp tính hay bí tiểu mãn tính thì chứng bênh này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày do bệnh nhân.

Xem thêm: Dự Đoán Xu Hướng Túi Xách Mini : Không Chỉ Là Thời Trang Mà Còn Là Lối Sông Mới!

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời bí tiểu có thể có những biến chứng rất nguy hiểm như:

Nguy cơ tử vong: Bí tiểu mạn tính có thể dẫn tới viêm phúc mạc, thậm chí tử vong do sốcGây nhiễm trùng đường tiểu: Dòng nước tiểu khi bị chặn lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở đường tiết niệu và gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiểu.Tổn thương bàng quang: Khi bàng quang bị ứ đọng nhiều lần sẽ khiến chức năng co bóp của bàng quang bị suy giảm và đồng thời làm giảm khả năng bài xuất của nước tiểu.

4. Buồn tiểu nhưng không đi được cần làm gì?

Đầu tiên, khi bệnh nhân bị bí tiểu cần đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám càng sớm càng tốt để có thể được xác định nguyên nhân cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

*
Cần đến gặp bác sĩ thăm khám khi có triệu chứng bí tiểu

Với bệnh nhân bí tiểu cấp tính, việc cần làm là thông tiểu ngay. Với trường hợp bí tiểu do sỏi tiết niệu thì cần phẫu thuật giải quyết chèn ép hoặc dùng ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang để nước tiểu thoát ra ngoài được.

Trong trường hợp bí tiểu mạn tính, biện pháp xử trí là thông tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng tại bàng quang. Sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu, buồn tiểu mà không đi được.

Có thể áp dụng mẹo chữa bí tiểu này bằng 3 cách như sau:

Cách 1: Lấy củ hành tươi giã nát, dùng vải bọc lại, sao nóng. Sau đó đắp vào rốn (điểm huyệt thần khuyết). (theo sách Bản sự phương)

Cách 2: Lấy hành (cả củ và lá) giã nát, thêm mật, đắp lên ngoại thận (bộ phận sinh dục) (Theo Bản thảo cương mục)

Cách 3: Lấy thịt ốc, bỏ vỏ (ốc nhồi hoặc 4-5 con ốc vặn) trộn với hành giã nát (chỉ lấy củ, 3-4 củ), nặn thành hình cái bánh tròn, đặt lên rốn, lấy băng cố định lại.

Sau khi đắp một lúc là đi tiểu được. Khi tiểu tiện đã thông thì không cần đắp lại nữa. Tuy nhiên, nếu áp dụng mẹo này trên 3 giờ đồng hồ mà không đỡ thì cần tìm cách khác.

Cách 4: Bấm huyệt điều trị bí đái, không còn là mẹo chữa bí tiểu dân gian nữa, mà được coi là một quy trình y học cổ truyền được công nhận. Biện pháp này được chỉ định ở tất cả các trường hợp bí tiểu tiện ở mọi lứa tuổi nhưng không có vết thương hở tại vùng bụng.

Liệu trình điều trị là xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày, áp dụng từ 5-10 ngày. Kỹ thuật bấm huyệt chữa bí tiểu được mô tả là xoa xát, miết, day, bóp, nhào vụng bụng. Bấm các huyệt: trung quản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quan nguyên, khí hải, quy lại.

Và đây các huyệt: đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền.

*
Mẹo chữa bí tiểu nhờ bấm huyệt

Tuy nhiên, đối với quy trình xoa bóp bấm huyệt này, cần được thực hiện bởi những y bác sĩ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền, bài bản và được cấp chứng chỉ hành nghề.

Phối hợp rặn tiểu, lặp đi lặp lại 1-2 lần, mỗi lần cách giãn phút là tiểu được ngay.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bí tiểu, bí đái, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được về nguyên nhân, xử lý và sự nguy hiểm của nó gây ra. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người.