Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào và cách chữa trị triệt để nhất

Cứt trâu là những vảy cứng trên da đầu bé có màu vàng hoặc xám, thường tập trung thành từng đám hoặc toàn bộ da đầu.Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường khiến mẹ thấy khó chịu, nhưng bản thân những mảng bám này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.


Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên nếu mẹ không biết cách xử lý kịp thời có thể biến chứng nặng hơn gây khó chịu ở trẻ. Mẹ nên tham khảo bài viết để tìm ra nguyên nhân cũng như cách làm sạch cứt trâu ở trẻ sơ sinh.

Bạn đang xem: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào và cách chữa trị triệt để nhất

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?Nguyên nhânCách điều trịKhi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Có phải bé nào cũng bị cứt trâu? Cứt trâu có gây tác hại gì không? Có tự khỏi được không và nên điều trị như thế nào?


Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Cứt trâu, hay còn gọi là viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh, là một bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này hiện vẫn chưa rõ, nhưng một số nhà khoa học cho rằng tình trạng tăng tiết quá mức các tuyến dầu của da đầu trẻ sơ sinh là nguyên nhân chính gây bệnh. Cứt trâu sẽ gây ra các mảng vảy trắng, vàng trên da đầu của trẻ, và bong tróc dần theo thời gian. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh tương đối vô hại, thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp hơn có thể gây nổi mẫn đỏ và rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Khi bé bị cứt trâu, các mẹ nên:

– Gội đầu sạch sẽ giúp gột sạch phần cứt trâu trên da đầu của trẻ.


– Chải tóc cho bé bằng lược mềm giúp các mảng da dễ bong tróc hơn.

– Bôi một số loại tinh dầu (chanh, phong lữ…) nhằm giúp chống viêm và dịu da đầu cho trẻ.

Nếu da đầu của trẻ bị nhiễm trùng, đỏ, kích ứng, lan ra khắp mặt thì các mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị hiệu quả hơn.

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu là những vảy cứng trên da đầu bé có màu vàng hoặc xám, thường tập trung thành từng đám hoặc toàn bộ da đầu. Có khi mẹ còn thấy cứt trâu ở lông mày trẻ sơ sinh. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh được vài tuần tuổi, chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khá mất thẩm mỹ.


Tình trạng cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh thường khiến mẹ thấy khó chịu, nhưng bản thân những mảng bám này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu không vệ sinh và chăm sóc đúng cách thì cũng sẽ gây viêm nhiễm không tốt cho bé.

Xem thêm: Góc Tư Vấn: Quần Alibaba Nữ Mặc Với Áo Gì Mới Đẹp? Quần Alibaba Nữ Mặc Với Áo Gì


*

Nhiều mẹ vẫn tìm kiếm cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh


Bạn có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này bằng vài bước đơn giản. Ngay cả khi không làm gì, nó cũng sẽ tự biến mất theo thời gian.

Cứt trâu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, nhưng nó có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp bị cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến khi bé 4 tuổi.

Bạn có thể chưa biết:

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh với các mẹo dân gian thật hiệu quả

Lan Khuê đúc kết được cách trị cứt trâu cho trẻ sau 3 tháng làm mẹ bỉm sữa

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cứt trâu

Thực tế, nhiều người cho rằng trẻ bị “cứt trâu” là do mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ, để bé bị bẩn. Một số khác lại cho rằng trẻ bị “cứt trâu” là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Cho đến nay, các nhà khoa học cũng chưa tìm ra nguyên nhân về tình trạng này ở trẻ.


Phần lớn cho rằng nguyên nhân trẻ bị cứt trâu là do tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi bã nhờn tiết ra kết dính với tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của tế bào, dẫn tới các mảng bám bẩn trên da đầu bé mà người ta gọi là cứt trâu.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị cứt trâu như:

Nội tiết tố của mẹ vẫn còn ở trong máu của béKhi hiện tượng này kết hợp với trời nóng bức, ít gội đầu thường xuyên làm tuyến bã nhờn dính chặt, tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm sinh sôi. Tình trạng này có thể gây ra cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Hiện tượng cứt trâu của bé sẽ biến mất dần khi trẻ lớn lên, đến hơn 1 tuổi thì hết hẳn. Nếu mẹ thấy cứt trâu trên đầu trẻ là lớp mỏng thì không cần quá lo ngại nhưng nếu chúng đóng thành từng tảng dày bết, trẻ có dấu hiệu ngứa, gãi thường xuyên thì dễ biến chứng thành nhiễm khuẩn, viêm da đầu.

Cách trị cứt trâu cho bé

BS Ngô Xuân Nguyệt – Nguyên trưởng khoa da liễu, Bệnh viện Bạch Mai “Đầu trẻ sơ sinh có cứt trâu là hiện tượng sinh lý bình thường dễ gặp ở trẻ, đó là một lớp mỏng trên đầu trẻ, chỉ cần gội đầu bình thường, dần dần trẻ lớn sẽ hết. Tuy nhiên, nếu cứt trâu đóng thành từng mảng dày bết vào da đầu sẽ làm trẻ ngứa ngáy, phải gãi đầu dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ. Lúc này, mẹ có thể bôi một lớp mỏng dầu parafin lên da đầu trẻ, để vài giờ cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng. Lưu ý, mẹ nên bôi cách vài ngày không bôi liên tục, khi gọi đầu cho trẻ cần nhẹ nhàng, tránh cào hay vò mạnh kẻo làm da đầu bé xây sát, dẫn đến biến chứng. Trường hợp cứt trấu đã thành biến chứng nặng hơn, mẹ cần phải đưa trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị kịp thời”.