DƯỚI MỘT MÁI NHÀ Ở PARIS

Các độc giả của Musso thường nói để tìm lại một bầu trời tiểu thuyết của ông, cách nhanh nhất chính là tìm đến “Dưới một mái nhà ở Paris”.

Bạn đang xem: Dưới một mái nhà ở paris

Ra mắt công chúng lần đầu năm 2012 , Dưới một mái nhà ở Paris được đánh giá là một bước đột phá lớn trong sự nghiệp “Dụng bút hay dao” ghim vào trái tim độc giả của Musso. 

Mô típ cũ: Cuộc gặp gỡ định mệnh

Musso- được mệnh danh là một người nghệ sĩ có tài biến hóa khôn lường trong từng chi tiết, có những cú kết ngoặt khiến cho độc giả không khỏi sửng sốt thì cũng giống như những người nghệ sĩ khác, Musso vẫn luôn giữ cho mình một màu sắc riêng xuyên suốt qua từng tác phẩm. Và đó chính là “ Cuộc gặp của duyên số” nơi khởi nguồn của mọi tiểu thuyết lừng danh. 

Giống như cách mà ông đã làm với “Cuộc gọi của thiên thần”, “ Ngày mai”, “ Central Park” “Dưới một mái nhà ở Paris” đặt dấu ấn đầu tiên cho bức tranh nghệ thuật về một Paris tưởng chừng như thơ mộng nhưng lại đầy ẩn khuất bằng cuộc gặp gỡ định mệnh của hai nhân vật chính: cô nàng Madeline và anh chàng Gaspard. 

Madeline- một nữ trinh sát đã từng có một khoảng thời gian rất huy hoàng trong sự nghiệp cảnh sát của mình với hàng loạt những vụ án hóc búa được phá thành công thì giờ đây tất cả đã chỉ là quá khứ, cô mệt mỏi với quá khứ bị phản bội và rơi vào vòng xoáy muốn tìm được mái ấm cho riêng mình. 

Gaspard- một nhà viết kịch lừng danh nổi tiếng từ những vở kịch mang đậm màu sắc u tối và góc khuất của xã hội đầy những hiểm nguy và tệ nạn, chỉ đáng tiếc rằng những vở kịch ấy lại chính là khởi nguồn của chính con người anh- sợ xã hội, xa lánh xã hội và mất hy vọng với cuộc sống này. 

*
*
*
Ảnh:
readingwith.pu

2211 

 2 con người, 2 số phận, 1 đứa trẻ, 1 tình yêu.

“Dưới một mái nhà ở Paris” đặc biệt đến độ đây không phải tác phẩm tiểu thuyết trinh thám lãng mạn bình thường, đây là tác phẩm quyến rũ gây nghiện bởi tính nhân văn mà nó đem lại. Musso đã rất tài tình khi không chỉ cho Madeline và Gaspard gặp nhau, mà ông còn khiến cho hai nhân vật chính của mình nảy sinh một thứ tình cảm. Thứ tình cảm ấy không thể gọi là tình yêu đôi lứa mà nó là thứ tình cảm thiêng liêng, tình thương nhiều hơn, tình cảm gia đình. 

Trong suốt hành trình đi tìm ra sự thật đằng sau bức màn hào quang của “Thợ săn pháo hoa” ( Sean và Adriano) Madeline và Gaspard đến với nhau, làm việc cùng nhau chỉ vì lợi ích cá nhân. Madeline muốn tìm ra sự thật của vụ án Vua Cây Trăn, Gaspard muốn cứu Julian như theo anh nói bằng một cách nào đấy anh không thể lờ đi lời cầu cứu vô hình của Sean quá cố.

Ấy vậy mà Musso đã đem đến cho họ một cái kết quá đẹp.

 “ Nếu rẽ phải về phía Manhattan, em sẽ viết tiếp câu chuyện đầu tiên. Nếu tiếp tục đi về phía Bắc, em sẽ sáng tạo ra một câu chuyện khác” 

“ Câu chuyện thứ hai, đó là câu chuyện về một gia đình” 

“ Tôi dám chắc không ai có thể bảo vệ đứa trẻ này tốt hơn chúng ta” 

Hai con người lạ kỳ, va vào nhau giữa dòng đời tấp nập.

Xem thêm: Bí Mật Hình Xăm Của Tuấn Hưng, Tuấn Hưng Phản Bác Chỉ Trích Xăm Hình Trên Tay

Tình yêu của họ không phải tình yêu đôi lứa, cũng không phải tình yêu sét đánh sến súa màu hồng mà đây là tình yêu ở thực tại. Thứ tình yêu khởi nguồn từ sự cần nhau trước tiên và sau đó là sự phù hợp nhất lúc này để rồi cuối cùng là sự giải thoát chính mình khỏi một cuộc đời cũ để có một cuộc đời mới. 

Đã từng biết rằng Musso có khả năng đem gửi gắm rất nhiều giá trị nhân văn qua từng tiểu thuyết siêu thực, nhưng “Dưới một mái nhà ở Paris” không hề siêu thực, nó là thực tại, một tình yêu thực tại hơn bao giờ hết. Nhiều khi phải lạc khỏi cuộc đời của chính mình để tìm thấy mình thật sự ở một cuộc đời khác.

Nghệ thuật Musso hay Sự Thật Musso 

Trước tiên phải dành lời khen cho khả năng biến đổi ngôi xưng linh hoạt của Musso trong tác phẩm này. Không thiếu những đoạn Musso cho chính những nhân vật của mình độc thoại về chính cuộc đời và tâm trạng của mình. Không chỉ nhân vật chính mà hầu hết các tuyến nhân vật trong tác phẩm đều có một khoảng không gian dành cho mình. Điều này giúp cho tác phẩm không còn là tác phẩm mà trở thành một bức tranh nghệ thuật với nhiều gam màu khác nhau. 

Cái hay ở “Dưới một mái nhà ở Paris” nằm ở sự hội tụ của các nhân vật cũ. Đã từng được gặp Madeline trong “Cuộc gọi từ thiên thần”, đã từng nhìn thấy vùng đất Manhattan- New York trong quá nhiều tác phẩm trước của Musso. Tuy nhiên, cái nhàm chán bị choán lấy bởi sự thích thú và kỷ niệm.

“ Độc giả thân mến ơi, nói gì chăng nữa, chúng cũng là bằng chứng cho thấy lòng biết ơn của tôi đối với sự hiện diện trung thành của các bạn”

“ Nghệ thuật là sự giả dối để tìm ra sự thật”  

“ Dưới một mái nhà ở Paris” kết lại bằng một cái kết không những đẹp không những thỏa mãn mà còn hạnh phúc bởi những kỷ niệm và tri ân mà Musso dành cho những độc giả trung thành.