Hướng dẫn viết bản kiểm điểm

Bản kiểm điểm là một loại hình thức văn bản được sử dụng cho cả học sinh cũng như nhân viên công chức. Nếu như bạn đang tìm hiểu cách viết bản kiểm điểm sao cho rõ ràng, ngắn gọn và súc tích nhất thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Hướng dẫn viết bản kiểm điểm


4. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm chi tiết nhất5. Mẫu bản kiểm điểm theo từng đối tượngCách viết bản kiểm điểm cho học sinh

1. Bản kiểm điểm là gì?

Bạn đang bị yêu cầu viết bản kiểm điểm, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang mắc phải lỗi gì đó hay vi phạm vào quy chế chung. Khi đó bạn cần phải viết được một bản kiểm điểm rõ ràng và thể hiện sự thành khẩn. Dưới đây là gợi ý cách viết bản kiểm điểm chi tiết nhất dành cho bạn.

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết cách viết bản kiểm điểm thì bạn cần phải hiểu được bản kiểm điểm là gì? Kiểm điểm là việc mà bạn xem xét, đánh giá lại những sự việc, hành động bạn đã làm để có được nhận định chung. Kiểm điểm cũng là việc bạn nêu ra và trình bày những sai lầm và khuyết điểm.

Bản kiểm điểm là một hình thức văn bản để trình bày và nêu ra những vấn đề cụ thể của người viết, trong đó cần phải nêu ra vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục.

*

2. Tại sao phải viết bản kiểm điểm?

Thông thường bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường dành cho học sinh, sinh viên để cho học sinh, sinh viên có thể tự nhận ra những lỗi lầm mà mình gây ra,từ đó có thể biết cách khắc phục và sửa lỗi chứ không phải bản kiểm điểm đưa ra là để áp đặt hình thức phạt lên học sinh, sinh viên. Đây được coi là một hình thức giáo dục rất văn minh và hữu ích. Bản kiểm điểm cũng không phải chỉ để đánh giá lỗi mà nó còn được sử dụng ở mỗi kỳ học nhằm tổng kết lại những ưu và nhược điểm của học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, bản kiểm điểm cũng được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể để cho các cán bộ nhà nước, Đảng viên, nhân viên công ty nhận ra những sai lầm, khuyết điểm mà họ đã mắc phải trong quá trình làm việc và tìm ra cách khắc phục.

Mặc dù lỗi gây ra có thể là không lớn nhưng vẫn cần viết bản kiểm điểm để nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân. Những bản kiểm điểm thường là thuộc về cá nhân và bản kiểm điểm của học sinh, sinh viên sẽ có chút khác biệt so với bản kiểm điểm của cán bộ nhà nước, Đảng viên…

*

3. Những điều cần chuẩn bị trước khi viết bản kiểm điểm

Trước khi viết bản kiểm điểm bạn cần phải chuẩn bị một số điều như sau để giúp cho bản kiểm điểm nhận lỗi và mang tính xác thực cao:

- Bạn cần phải xác định được nguyên nhân vì sao bạn phải viết bản kiểm điểm này

- Cần phải thừa nhận sai lầm mà mình gây ra và trình bày chân thực nguyên nhân dẫn đến lỗi này, đưa ra giải pháp khắc phục và hứa sẽ tự cải thiện bản thân để không dẫn đến sai phạm thêm bất cứ lần nào nữa.

- Tham khảo các mẫu bản kiểm điểm và cách viết bản kiểm điểm để có thể hoàn thành được một bản kiểm điểm phù hợp với tình huống vi phạm cũng như môi trường kỷ luật nhất.

*

4. Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm chi tiết nhất

Việc viết bản kiểm điểm sẽ rất đơn giản và dễ dàng nếu như bạn đã sở hữu một kỹ năng viết bản kiểm điểm chuẩn. Còn nếu như bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng lo, dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn viết bản kiểm điểm một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mỗi bản kiểm điểm đều có một số thông tin chung sau đây:

Quốc hiệu, tiêu ngữ

Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: ghi bằng chữ in hoa, bôi đậm và trình bày ra giữa trang giấy.

Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do- Hạnh phúc” căn giữa trang giấy, bôi đậm cùng với quốc hiệu.

Tuy nhiên trong trường hợp bản kiểm điểm dành cho Đảng viên hay trong cơ quan nên căn Quốc hiệu, tiêu ngữ ở 2/3 trang giấy tính từ bên trái qua.

Với bản kiểm điểm viết cho Đảng thì không cần ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ mà thay vào đó là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Tên cơ quan, tổ chức

Căn cứ theo bản kiểm điểm bạn gửi cho ai hay đơn vị nào mà sẽ điền vào mục này. Bản kiểm điểm của học sinh hay gia đình thì bỏ qua phần này. Còn đối với bản kiểm điểm để gửi cho cơ quan trực thuộc, đơn vị nhà nước hay Đảng thì cần ghi rõ cơ quan nào hay đảng bộ nào.

Ngày tháng năm viết bản kiểm điểm 

Căn góc phải ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm viết bản kiểm điểm, định dạng chữ in nghiêng và viết thường.

Ngày tháng năm có thể viết ở phía trên hoặc viết ngay sau khi kết thúc phần nội dung, sau lời cảm ơn và trước phần ký tên.

Tên bản kiểm điểm

– Tên bản kiểm điểm cần viết IN HOA và căn chính giữa. Định dạng đánh máy kiểu chữ đứng, bôi đậm. 

– Có thể kèm theo trích yếu nội dung bản kiểm điểm. Ví dụ: V/v gây mất trật tự lớp học…

Bản kiểm điểm gửi cho ai

Phần “Kính gửi”: cần phải nêu rõ bản kiểm điểm kính gửi ai và trình bày ra giữa trang giấy.

Thông tin người viết

Tiếp theo bạn cần điền chính xác và rõ ràng các thông tin của người viết bản kiểm điểm, bao gồm: họ tên, lớp, trường hoặc đơn vị trực thuộc, chức danh.

Thời gian vi phạm và thời gian viết bản kiểm điểm

Tiếp theo là phần điền thời gian vi phạm, thời điểm viết bản kiểm điểm. Bản kiểm điểm được viết vào ngày nào? (nếu đã trình bày ở trên rồi thì có thể bỏ qua bỏ qua). Bản kiểm điểm được viết vào thời điểm cuối năm, tổng kết năm hay cuối khóa…

Trình bày lý do viết bản kiểm điểm

Trình bày lý do tại sao bạn lại phải viết bản kiểm điểm này, đã vi phạm lỗi gì, hay là ưu điểm là gì, nhược điểm là gì và vì sao vi phạm…

Nhận thức vấn đề và cam kết

Phần này cá nhân người viết bản kiểm điểm phải tự nhận thức được vấn đề đang mắc phải, nhận ra lỗi của mình và đánh giá hành động của mình sau đó tìm ra phương án giải quyết sao phù hợp, cải thiện những vấn đề mắc phải. Từ đó đưa ra lời hứa và các cam kết thực hiện để khắc phục lỗi, hoặc sẽ làm tốt hơn, khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm trong thời gian tới.

Lời cảm ơn và chữ ký

Sau cùng bạn cần gửi lời cảm ơn để thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sự với người nhận bản kiểm điểm. Cuối cùng là ký và ghi rõ họ tên.

*

5. Mẫu bản kiểm điểm theo từng đối tượng

Nếu như bạn vẫn chưa hình dung ra được cách viết cụ thể thì có thể tham khảo một số mẫu bản kiểm điểm theo từng đối tượng sau:

Cách viết bản kiểm điểm cho học sinh

Thời học sinh của chúng ta chắc hẳn cũng đã có đôi lần phải viết bản kiểm điểm về các lỗi như: đi học muộn, không thuộc bài, không làm bài hay tự kiểm điểm về các lỗi mà bạn mắc phải. Dưới đây là một số mẫu bản kiểm điểm cho học sinh.

Bản kiểm điểm cho học sinh không làm bài tập, không học bài

Kính gửi: (Tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai)

Em tên là: (Ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn)

Nơi ở: (Ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống)

Hiện ở với: (Bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào).

Họ tên cha: (Ghi đầy đủ họ tên cha và số điện thoại liên lạc chính xác).

Họ tên mẹ: (Ghi đầy đủ họ tên cha và số điện thoại liên lạc chính xác).

Số điện thoại liên lạc gần nhất (trường hợp học sinh không ở với cha mẹ thì có thể ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng).

Vi phạm nội quy vào ngày: ( Ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào).

Nội dung vi phạm: Em không thuộc bài cũ.

Thuộc điều … của trường … ( Ghi rõ điều liên quan đến nội dung vi phạm và tên trường của mình).

Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết. Ký và ghi rõ họ tên.

Bản tự kiểm điểm dành cho học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

**************

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi thầy hiệu trưởng trường................................................................

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp....................................

Tên em là ………………………………….. học sinh lớp....................................

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc: ….. (Trình bày sự việc)

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (Viết toàn bộ lỗi mình gây

ra) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em đã tự nhận ra lỗi của mình và cảm thấy rất hối hận vì đã để

xảy ra chuyện này. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xin

chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường. Kính mong được thầy cô xem xét, tha

thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Học sinh ký tên.

Bản kiểm điểm dành cho học sinh khi kết thúc học kỳ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

**************

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Học kì 1, năm học 2019 – 2020

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….

Em tên là: …………………………………………….

Học sinh lớp Trường……………………………….

Trong học kì …… năm học …. vừa qua, em đã có những ưu điểm và

khuyết điểm sau

- Về ưu điểm:

Hoạt động phong trào: ……………………………

Học tập: ………………………………………………..

Vấn đề khác: ………………………………………

- Về khuyết điểm:

Trong học kì …… vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau: Gạch đầu

dòng và tóm tắt những lỗi của bạn.

Vi phạm khác: ……………………………………

* Tự xếp loại hạnh kiểm: ……………………

* Ý kiến cá nhân: ………………………………

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em. Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

TPHCM, ngày … tháng … năm …

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết bản kiểm điểm cho nhân viên công chức

Năm.......

Kính gửi:.........................................................................................

Tên tôi là:.........................................................................................

Sinh ngày:........................................................................................

Chức vụ:...........................................................................................

Đơn vị công tác:...............................................................................

Nay tôi viết bản kiểm điểm xin tự đánh giá quá trình công tác

của tôi trong năm qua như sau: 

1- PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG:

- Tôi luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, viết nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối nghị quyết chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định.

- Chấp hành tốt nội quy, quy định của ngành, của............................ đề ra. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong........................

- Luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị lành mạnh, hòa đồng với mọi người.

- Thẳng thắn trung thực trong phê và tự phê bình, có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp và nhân dân.

2- CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

- Tôi luôn luôn gương mẫu trong mọi công việc,có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Phối kết hợp chặt chẽ với các đồng chí trong chỉ đạo, điều hành tốt công việc của..........................................

- Tổ chức tốt ngày hội ngày lễ, các phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi tham gia vào các phong trào của ngành, của địa phương tổ chức.

3- TỰ ĐÁNH GIÁ

Ưu điểm:

- Trong năm qua, tôi luôn cố gắng thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.

- Chấp hành tốt công tác chuyên môn, giữ mối đoàn kết xây dựng ngày càng vững mạnh.

Nhược điểm:

Trong công tác chỉ đạo còn có sơ suất, thiếu cương quyết.

* Tự xếp loại:..........................................

Trên đây là bản kiểm điểm tự đánh giá, xếp loại quá trình công tác của tôi trong năm

Kính mong sự giúp đỡ của tập thể cán bộ và các bạn đồng nghiệp trong để bản thân tôi được hoàn thiện hơn và thực hiện tốt hơn mọi công việc trong năm tới.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

................., ngày....tháng ....năm...........

Người viết

Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên

Họ và tên: ..................................... Sinh ngày: ..................................................

Ngày vào Đảng: ............................. Chính thức ngày.......................................

Chức vụ Đảng: ..................................................................................................

Xem thêm: Những Dụng Cụ Tập Chân Tại Nhà Giúp Bạn Đạt Hiệu Quả Cao, Máy Tập Chân

Chức vụ chính quyền(đoàn thể): ......................................................................

Đơn vị công tác:................................................................................................

Hiện đang sinh hoạt tại chi bộ:..........................................................................

I. Ưu điểm, kết quả công tác

1. Về tư tưởng chính trị

- Là một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi luôn kiên định

đối với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Chấp hành nghiêm túc quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực để bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Xác định ý thức tích cực, tự giác tự học, tự nâng cao kiến thức về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác qua các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, tham khảo đồng nghiệp...

- Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu, học tập, phấn đấu, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo" của bản thân. Trong quá trình công tác, bản thân luôn nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống.

- Bản thân tôi luôn thực hiện tự phê bình và phê bình trung thực và thẳng thắn, giữ gìn đoàn kết trong Đảng trên cơ sở cương lĩnh và điều lệ Đảng, phát huy quyền làm chủ và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn và luôn luôn xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ. Trong cuộc sống thường ngày sinh hoạt với địa phương, tôi đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tin tưởng, tham gia tích cực mọi hoạt động ở nơi cư trú.

3. Về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao:

- Bản thân luôn thực hiện đúng quy chế chuyên môn, đảm bảo tính khoa học.

- Làm việc có trách nhiệm cao, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

- Luôn có tinh thần tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Luôn phối kết hợp tốt với các đồng nghiệp, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

-Trong công tác xây dựng Đảng, đoàn thể tôi luôn có ý thức tuyên truyền, tham gia xây dựng chi bộ, các đoàn thể trong cơ quan trong sạch, vững mạnh.

4. Về tổ chức kỷ luật:

- Bản thân tôi luôn thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành sự phân công điều động, luân chuyển của tổ chức. Bản thân luôn vận động gia đình chấp hành nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các luật và nghị định của Nhà nước về phòng chống ma tuý, chống tiêu cực ......

- Bản thân tôi luôn thực hiện tốt chế độ sinh hoạt Đảng và đóng đảng phí theo quy định. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chi bộ, quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và ngành đề ra.

- Tham gia đầy đủ các buổi hội họp, học nghị quyết do chi bộ và Đảng bộ tổ chức; đóng Đảng phí đầy đủ, kịp thời.

- Thực hiện tốt quy chế, nội quy của tổ chức Đảng cũng như của cơ quan đơn vị, có tinh thần gương mẫu chấp hành và lãnh đạo thực hiện tốt quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị và nơi cư trú; ý thức lắng nghe, tiếp thu và tự sửa chữa khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt Đảng.

- Luôn có thái độ cầu thị trong việc nhận và sửa chữa khắc phục khuyết điểm.

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, Đảng uỷ cơ sở; có tinh thần tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền. Luôn có trách nhiệm cao với công việc được giao; thái độ phục vụ nhân dân tốt; có ý thức đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, hách dịch, gây phiền hà nhân dân.

II. Khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân

- Chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy kết quả chưa cao

- Đôi khi còn chưa linh hoạt, trong giải quyết công việc với đồng nghiệp, với học sinh

- Tuy có ý thức trong công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt nhưng vẫn còn chưa mạnh dạn.

- Đôi lúc chưa chủ động trong tổ chức thực hiện một số hoạt động. Trong công việc đôi lúc còn chưa mạnh dạn, thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp

- Chưa cương quyết trong xử lý vi phạm, làm việc còn mang tính cả nể

III. Phương hướng và biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém

- Tuyệt đối chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Đảng và cơ quan.

- Không ngừng tu dưỡng đạo đức, tự học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, mạnh dạn hơn nữa trong việc tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm làm tốt hơn công tác quản lý, nhiệm vụ chính trị được giao.

- Tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, luôn có ý thức tự phê bình và phê bình, tránh tư tưởng nể nang, nâng cao vai trò tiên phong của người đảng viên.

Biện pháp khắc phục:

- Trong thời gian tới sẽ phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm trên để bản thân được hoàn thiện hơn.

- Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những hành động và việc làm cụ thể trong thực hiện công việc và nhiệm vụ được giao

IV. Tự nhận mức xếp loại chất lượng Đảng viên, cán bộ, công chức

Mức 2: Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi họ tên)

ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN

Nhận xét, đánh giá của chi ủy:.....................................................

Chi bộ phân loại chất lượng:......................................................

............, ngày...tháng...năm....

T.M CHI ỦY

Bí thư

Đảng ủy (chi ủy cơ sở) phân loại chất lượng:………………

.................., ngày...tháng...năm...

T.M ĐẢNG ỦY

Cách viết bản kiểm điểm dành cho đảng viên dự bị chuyển chính thức

Kính gửi: – Chi ủy……………………………………………………………………..

–Đảng ủy…………………………………………………………………….

Tôi là:…………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:……………………………………………………………………………..

Quê quán:………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:………………………………………………………………………..

Được kết nạp vào Đảng ngày……tháng……năm………..tại Chi bộ…………….

Hiện đang công tác tại Chi bộ:……………………………………………………….

Căn cứ tiêu chuẩn đảng viên và quá trình tu dưỡng, rèn luyện

phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:

Ưu điểm:

– Kiên định lập trường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Luôn thực hiện đúng chủ trương, quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

– Tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

– Tự giác chấp hành chế độ học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước để không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn.

– Nêu cao tinh thần phẩm chất, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè và đồng nghiệp.

– Luôn gương mẫu nêu cao vai trò của người đảng viên, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình.

– Chấp hành tốt và thực hiện tiết kiệm trong các hoạt động công tác thường xuyên, luôn đấu tranh chống tham ô, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, không vi phạm những điều đảng viên không được làm.

– Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết nội bộ, trung thực với đảng, có ý thức và thực hiện tốt việc xây dựng nội bộ Đảng. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.

– Luôn là một công chức gương mẫu và hoàn thành có chất lượng trước mọi công việc được phân công.

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tự giác, sáng tạo trong công việc đảm nhận nhiều công việc chung của tổ chuyên môn, của Chi đoàn và Công đoàn phân công. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Chấp hành và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng tuyệt đối sự phân công của Lãnh đạo.

– Tham gia sinh hoạt đảng đều đặn và đóng đảng phí đúng quy định, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị.

Khuyết điểm: …………………………………………………………………………………………

Biện pháp khắc phục khuyết điểm: ………………………………………………..

Tôi tự nhận thấy có đủ điều kiện để trở thành đảng viên chính thức. Đề nghị chi bộ xét, báo cáo cấp ủy cấp trên công nhận tôi là đảng viên chính thức.

Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên, xứng đáng là đảng viên tốt của đảng.

……….,ngày…..tháng…..năm…………..

Người tự kiểm điểm

(Ký, ghi rõ họ tên)

*

Cách Viết Bản Kiểm Điểm Trong công việc

Tôi tên:……………………………………………. ………………………………….

Đơn vị: ………………………………………………………………………………...

Chức vụ: ……………………………………………………………………………...

Nhiệm vụ được giao: ………………………………………………………………..

Theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, tôi xin được kiểm điểm như sau:

Trình bày sự việc xảy ra: …………………………………………………………...

Các định lỗi:…………………………………………………………………………..

Nguyên nhân sai phạm:……………………………………………………………..

Hậu quả do sai phạm:………………………………………………………………..

Tự nhận hình thức kỷ luật: :…………………………………………………………

Ngày… tháng… năm

Người viết bản kiểm điểm ký và ghi rõ họ tên

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách viết bản kiểm điểm. Hy vọng với những thông tin mà tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện được bản kiểm điểm rõ ràng, súc tích và gây được thiện cảm cho người nhận chất. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.