Mực In Có Độc Hại Không

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao có câu nói: “Sinh nghề tử nghiệp”, rằng là: “Nghề nghiệp hiện tại, có tác hại gì tới sức khỏe, cuộc sống của mình và những người xung quanh hay không?”


Tôi học không nhiều, hồi trẻ đã theo anh trai làm quán photocopy, sau này mở công ty in offset, rồi đến máy flexo. Tôi được cái nhanh mắt, nhanh tay, tháo vát nên toàn được ở…dưới xưởng sản xuất và đóng gói. Suốt ngày “mài” mặt ở dưới xưởng mệt lắm, nhưng bù lại, lại thỏa mãn cái trí tò mò, lắm chuyện của tôi. Những lúc rảnh rỗi, ngồi nghe các bác, các chú kể câu chuyện nghề, vui, buồn đủ cả, có những trăn trở, lo lắng mơ hồ về mực in có độc không?. “Chẳng biết bác làm cả ngày ở đây, về nhà có mang thứ gì độc hại làm ảnh hưởng đến con không nữa, sinh nghề tử nghiệp, không sai đâu mà !”, tôi cứ nhớ như in câu nói đó cho tới tận bây giờ.

Bạn đang xem: Mực in có độc hại không

Hơn chục năm làm trong ngành in ấn, tôi vẫn yêu nghề, yêu từng sản phẩm, yêu cả những con chữ in trên các loại giấy đủ màu…Thật đau lòng, nhưng vẫn phải nói đúng là “sinh nghề, tử nghiệp”, làm trong ngành này, nếu không tự biết bảo vệ bản thân, có thể bạn sẽ chết vì chính nghề nghiệp mà mình hằng yêu mến.

Đây là một bài viết chứa nhiều thông tin, là những kiến thức, kinh nghiệm tôi đúc kết nhiều năm, không có ý định khuyên ai hay có mục đích gì, chỉ là trải lòng, tìm kiếm sự thấu hiểu của người cùng nghề, hay cung cấp thêm thông tin cho mọi người, biết để phòng tránh, có được sự lựa chọn tốt nhất để vừa làm tốt công việc mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Hy vọng, bạn sẽ cảm thấy hữu ích mà không quá “nặng nề” bởi tác hại khôn lường của các chất gây độc có trong mực in.

Xem thêm: How I Met Your Mother Tập 1 ), Phim How I Met Your Mother (Season 1)

Đầu tiên tôi sẽ cung cấp cho các bạn bảng phân loại các dạng mực in phổ biến nhất hiện nay tương ứng với từng công nghệ in bạn đang sử dụng.

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Nếu ở mực in dạng bột chúng ta lo ngại về bụi bột màu thì mực in dạng lỏng lại sản sinh ra mức ozon cực lớn trong quá trình xả điện. Việc tiếp xúc với ozon thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến bạn gặp phải một loạt các vấn đề về da, mắt, phổi, thần kinh,… Quan trọng hơn những tác hại mà mực in gây ra là việc hiểu rõ những rủi ro là bạn cần chủ động để bảo vệ chính mình.

Trên đây là những thông tin tôi tin rằng rất hữu ích nếu bạn đang hoạt động trong ngành in ấn hoặc là người thường xuyên phải tiếp xúc với mực in, hy vọng bạn đọc nó và áp dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Nếu bạn hỏi tôi rằng: “Có nghề nghiệp nào không nguy hiểm?” Câu trả lời sẽ là: “Không”. “Sinh nghề, tử nghiệp”, câu nói này không bao giờ sai. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có nguy hiểm nhất định đối với con người, trong ngành in ấn cũng không ngoại lệ. Vậy nếu bạn lại hỏi tôi rằng: “Tôi có bỏ nghề, chuyển sang một nghề khác an toàn hơn?” Câu trả lời vẫn là: “Không”, làm nghề gì không quan trọng, quan trọng là yêu nghề và biết tự bảo vệ bản thân mình trước nguy hiểm. Hiểu rõ ràng về công việc, sản phẩm, tuân thủ những quy tắc, trân trọng sức khỏe của mình, người thân, xã hội, biết bảo vệ môi trường,…bạn hoàn toàn có thể theo đuổi nghề in ấn suốt quãng thời gian còn lại của mình. Chúc các bạn thành công !