SÁCH CÔ TRẦN THÙY DƯƠNG PDF

KỸ NĂNG XỬ LÝ VÀ LUYỆN ĐỀ - Cô Trần Thùy Dương TÀI LIỆU BỔ SUNG ĐỀ THI THỬ SỐ 6.

Bạn đang xem: Sách cô trần thùy dương pdf

Suốt cả một tuổi thơ dong duổi theo châ

Views 233 Downloads 39 File size 244KB

DOWNLOAD FILE


Citation preview

KỸ NĂNG XỬ LÝ VÀ LUYỆN ĐỀ - Cô Trần Thùy Dương TÀI LIỆU BỔ SUNG ĐỀ THI THỬ SỐ 6. Suốt cả một tuổi thơ dong duổi theo chân chú “dế Mèn phiêu lưu kí”, tôi yêu những trang văn của cây bút mang tên Tô Hoài tự lúc nào chẳng ai hay. Càng yêu, thì tôi lại càng muốn khám phá thế giới sáng tạo của ông nhiều lần hơn nữa, và đến với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” thì mong muốn khám phá dường như đã nhường chỗ cho sự thương xót, đồng cảm và cả một chút đau đớn trong lòng khi nhìn vào số phận nhân vật Mị - người con gái dân tộc H’Mông đầy bất hạnh với chi tiết: Mị những ngày làm dâu trong nhà thống lý lùi lũi, câm nín như con rùa nuôi trong xó cửa; buông xuôi, chấp nhận, không phản kháng, lại còn nghĩ sẽ ở đó đến bao giờ chết thì thôi... Rồi tôi lại đầy hi vọng với chi tiết, Mị chạy vụt theo A Phủ, bỏ trốn khỏi Hồng Ngài, thoát khỏi nhà thống lý Pá Tra. Mong rằng, quyết định ấy sẽ mang những điều hạnh phúc đến với Mị sau chuỗi những ngày tháng sống trong tận cùng của đau khổ. Là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài để lại thương nhớ trong lòng độc giả với những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, về những sự thật đời thường và con người miền núi Tây Bắc. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, được sáng tác vào năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”, là bức tranh chân thực về số phân bi thảm của người dân lao động nghèo miền núi dưới ách thống trị, áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến tàn ác, bọn chúa đất man dợ. Không dừng lại ở đó, ông còn hòa tấu một bản nhạc ca ngợi về sức sống và khát vọng tự do, khát vọng hạnh phúc của con người. Tìm hiểu vào tác phẩm, ta thấy Mị là một cô gái tài năng, xinh đẹp nhưng phải chịu đựng một cuộc sống vô cùng thống khổ. Ở trong ngôi nhà mà Mị đang làm dâu, làm vợ, Mị bị lăng nhục, bị đày đọa, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Món nợ truyền kiếp từ đời bố mẹ Mị lấy nhau, đã buộc số phận của Mị vào nhà thống lí không như một lời nguyền không thể giải thoát. Cái chốn địa ngục trần gian ấy đã giam cầm cuộc đời Mị, chồn vùi tuổi xuân, chôn vùi ký ức, chôn vùi đi những ước mơ của một cô gái đương thời xuân sắc với cái ô cửa lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng như thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Mị bị nô lệ hóa, bị biến thành công cụ lao động vô tri vô giác, điều CHÚC CÁC EM HỌC TỐT KỸ NĂNG XỬ LÝ VÀ LUYỆN ĐỀ - Cô Trần Thùy Dương khiến Mị “càng ngày càng câm nín, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ, Mị quen rồi”. Người ta vẫn nghĩ, vẫn cho rằng: Làm dâu nhà giàu, nhiều nương nhiều bạc nhất đất Hồng Ngài, ắt phải sung sướng, phải được sống trong nhung lụa thì “có bao giờ phải xem cái khổ mà biết đến khổ, biết đến buồn”. Nhưng không, chân dung của Mị hiện lên một cách đầy thương xót qua những câu văn nghe thật ai oán, “ai ở xa về có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá... Lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, cái mặt buồn rười rượi...”. Qua đó, ta thấy cũng được phần nào cuộc sống thống khổ của Mị trong nhà thống lý. Tại sao một cô gái xinh đẹp, tài năng, có biết bao người theo đuổi ngày đêm thổi sáo đi theo, giờ làm dâu nhà giàu mà lại gợi cho người ta nhiều ám ảnh đến vậy? Đi sâu vào mới biết, cô gái ấy có cuộc sống thống khổ, khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Cái gương mặt buồn rười rượi kia, cái dáng vẻ cúi mặt không thèm ngẩng mặt lên ấy cũng gợi cho người ta biết bao thương xót. Chúng ta còn đau đớn hơn khi thấy, cô gái hồn nhiên thổi sáo năm nào nay chỉ là cái xác vô hồn, câm nín “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, Mị chẳng nói chẳng dằng, chỉ câm lặng với cái ánh nhìn xa xăm như xát muối vào trái tim người đọc vậy.

Xem thêm: Truyện Song Ngữ Anh Qua Truyện Tranh, Truyện Ngắn Song Ngữ Anh

Mị buông xuôi, câm nín, chấp nhận bởi lẽ, ở trong nhà thống lý Mị phải làm việc cả ngày lẫn đêm với những công việc lặp đi lặp lại, “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay, se đay; đến mùa thì đi nương bẻ bắp...; Mị phải làm việc cả ngày lẫn đêm, không bằng kiếp con trâu, con ngựa. Con trâu, con ngựa làm còn có lúc, “đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ”, đàn bà con gái nhà này, trong đó có Mị thì quanh năm như thế, suốt ngày như thế và như thế đến hết đời. Không chỉ khổ về thể xác, mà Mị còn khổ cả về tinh thần. Cùng là phận đàn bà, con gái đi lấy chồng, ai cũng mong muốn, cũng hi vọng trao thân gửi phận cho người đàn ông biết yêu thương, che chở cho mình. Dù cuộc sống có nghèo đói một chút, có khó khăn, vất vả, thiếu thốn họ cũng cam lòng, miễn sao người “đầu gối tay ấp” có thể hiểu, có thể cảm thông cho nỗi lòng, cho những gánh nặng mà họ đã mang. Đằng này, A Sử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau; chưa bao giờ A Sử cho Mị đi CHÚC CÁC EM HỌC TỐT KỸ NĂNG XỬ LÝ VÀ LUYỆN ĐỀ - Cô Trần Thùy Dương chơi Tết. Cay đắng hơn, chua xót hơn là nó chưa bao giờ coi Mị là vợ, nó đánh đập Mị hết sức da man. Liệu rằng, có bao giờ trong giây phút tủi thân nhất, Mị nghĩ về số phận mình mà nuôi hi vọng thoát khỏi nhà thống lý Pá Tra, thoát khỏi cái danh “làm dâu nahf giàu”, “làm vợ A Sử” đi không? Có lẽ là “đã từng”, nhưng cô gái ấy sẽ không làm, Mị không bao giờ hành động như vậy. Bởi lẽ, những ngày đầu mới về làm dâu, “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, khóc là cách duy nhất để Mị có thể giải tỏa những đau đớn trong lòng. Mị còn nghĩ cả đến cái chết, khi chạy về quỳ lạy bố với nắm lá ngón hái trong rừng. “Mị muốn ăn để chết ngay”, chết để thoát khỏi cuộc sống cùng quẫn này, chết để không còn phải khổ nữa. Nhưng Mị lại không đành lòng chết. Người con gái tên Mị dù sống trong tận cùng của đau khổ vẫn luôn đặt chữ hiếu lên đầu. Mị hiểu rằng, “nếu Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”. Bố Mị già rồi, cả đời gánh nợ trên vai nay đã đến tuổi cận tàn, Mị không muốn bố pahri khổ thêm một ngày nào nữa, nên “Mị đành quay trở lại nhà thống lý” – cam chịu và chấp nhận số kiếp con ở, số phận người “con dâu gạt nợ”. Chính cuộc sống thống khổ này đã khiến Mị trở nên câm nín, lùi lũi, buông xuôi. Điều ám ảnh hơn, là mấy năm sau khi bố đã mất Mị cũng không còn ý thức đến cuộc sống của mình nữa mà nghĩ rằng “mình cứ ở đây, cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra”, ngồi trong cái chốn địa ngục trần gian ấy “đến bao giờ chết thì thôi”. Cô gái ấy chấp nhận như vậy, bởi lẽ Mị hiểu sâu sắc rằng, dù có chạy trốn thì cường quyền, thần quyền và cái con ma Mị đã bị cúng trình sẽ chẳng buông tha cho Mị. Đó là cái ý nghĩ mà bọn chúa đất, bọn thổ ti đã gieo vào nhận thức non nớt của người dân vùng núi, chúng đã lợi dụng những hủ tục để buộc người dân lao động phải gắn cả cuộc đời, để làm người ở, làm nô lệ cho chúng. Phần sau..... TỰ BỔ SUNG....! CHÚC CÁC EM HỌC TỐT