Sát thủ súng hoa cải và nỗi day dứt muộn màng
Ở trại tạm giam CATP Hải Phòng, tử tù Lê Xuân Trường (tức Trường "ăn cắp"), 38 tuổi, ở xã Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng) được biết đến là một tử tù "tốn cơm trại" nhất. Đến nay, Trường sống kiếp tử tù đã 13 năm. Chứng kiến nhiều bạn tù lần lượt đưa đi thi hành án tử hình, thậm chí có nhiều tử tù “nhập trại” sau mình gần chục năm, đã bị đưa đi đền tội, tử tù Lê Xuân Trường không khỏi day dứt. Theo một cán bộ quản giáo Trại tạm giam CATP, thì tử tù Lê Xuân Trường đã 5 lần viết đơn xin thi hành án sớm, bởi thời gian sống trong buồng biệt giam quá lâu. Tuy nhiên, những lá đơn của từ tù này gửi đi đến nay vẫn chưa được giải quyết.Bạn đang xem: Tâm sự của những tử tù
Tử tù Lê Xuân Trường có tuổi thơ không êm đềm nhưng bao đứa trẻ khác. Bố Trường là người đàn ông đa thê với 5 đời vợ. Trường là con cả của người vợ thứ hai. Mẹ Trường từng có một đời chồng là liệt sỹ, đã có một người con trai riêng. Tuổi thơ của Trường gắn liền với cuộc sống thiếu thốn về vật chất và sự chia năm, sẻ bảy tình cảm của người cha. Khi Trường đang học lớp 3 thì bố và mẹ hắn mâu thuẫn đến mức không thể sống chung. Mẹ Trường vì uất ức đã bỏ đi Trung Quốc lấy chồng mới. Trường học hết lớp 7 rồi bỏ học.
Bạn đang xem: Tâm sự của những tử tù
Vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ, thiếu sự quan tâm dạy bảo của người cha, Trường bỏ nhà đi lang thang làm nghề đánh giày kết hợp với bánbáo dạo. Không chỉ ở địa bàn Hải Phòng, Trường từng lưu lạc mưu sinh lên tận Hà Nội. Tiền kiếm được từ những công việc ấy cũng chỉ đủ cho Trường có miếng ăn qua ngày. Năm 2003, Trường vào Vũng Tàu để mong có cơ hội kiếm tiền nhiều hơn. Muốn đi mà chẳng có một xu dính túi, gã bèn “mượn” một chiếc xe đạp của người bạn rồi đem bán. Chính sai lầm này đã khiến gã lần đầu tiên biết đến cơm tù. Thế rồi chiếc vòng luẩn quẩn cứ thế đeo đuổi gã, phút chốc biến gã thành sát thủ máu lạnh.
Tử tù Lê Xuân Trường (Ảnh Hồng Hải)
Tội chồng lên tội, Lê Xuân Trường đã phải nhận mức án cao nhất là tử hình. Ngày bị kết án cao nhất là tử hình, đứa con trai nhỏ của Trường mới cất tiềng khóc chào đời được 10 ngày, vậy mà thời gian trôi quá nhanh, đứa con trai nhỏ của Trường đã học cấp 2. Gần 13 năm sống trong buồng biệt giam, tử từ Lê Xuân Trường đã viết hàng nghìn trang nhật ký gửi con trai. Nói về đứa con trai này của mình, Lê xuân Trường luôn tự hào. Mỗi lần được nhìn vợ con qua tấm kính chắn và nói chuyện qua điện thoại, Trường có động lực hơn để đối mặt với bản án của mình. “Nghe thằng con nó hỏi: Ba có nhớ con không, ba có ăn được gì không, em thấy được an ủi lắm!” - kẻ tội đồ nói về đứa con với vẻ đầy tiếc nuối.“Làm người ai chẳng ham sống, thèm được sống, nhưng tội em đã gây ra, đã vi phạmpháp luậtthì phải chấp nhận bản án này. Em chỉ mong sao vợ con luôn mạnh khỏe, con chăm chỉ học tập để trở thành người có ích…"
Tử tù Lại Văn Ghi và những chiêu trò chống đối
Đã hơn 6 năm sống trong buồng biệt giam, chứng kiến nhiều tử tù đã bị đưa đi thi hành án tử hình, tử tù Lại Văn Ghi, 52 tuổi, ở thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, không chấp hành nội quy, quy chế của trại, dở nhiều chiêu trò chống đối cán bộ quản giáo.
Chỉ vì quá cuồng yêu, không tìm được lối thoát, tử tù Lại Văn Ghi đã xuống tay với người tình, gây cảnh đau thương tang tóc không thể nguôi ngoai cho gia đình nạn nhân, còn bản thân gã đã đẩy cuộc đời mình vào bi kịch tình ái, để rồi phải trả giá bằng mạng sống của mình, thật quá đắt.