TẬP TÍNH CỦA CHUỒN CHUỒN

Chuồn chuồn là nhóm côn trùng bán thủy sinh, giai đoạn ấu trùng chúng sống hoàn toàn dưới nước, đến thời kỳ sinh sản, ấu trùng lột xác thành dạng trưởng thành sống trên cạn, thực hiện quá trình giao phối và sinh sản. Chuồn chuồn hiện nay được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm chuồn chuồn ngô (dragonflies) với các đặc điểm cánh trước và cánh sau khác nhau về hình dạng và hệ thống gân cánh; cánh sau rộng ở phần gốc và luôn mở cánh khi đậu; hai mắt kép sát nhau (trừ các loài ở họ Gomphidae hai mắt cách xa nhau); ấu trùng có dạng ngắn, mập mạp, đốt bụng cuối có các cấu trúc hình tam giác quanh lỗ hậu môn. Nhóm chuồn chuồn kim (damselflies) thì thường khép cánh khi đậu (trừ một số loài); cánh trước và cánh sau giống nhau về hình dạng và kích thước, cấu tạo gân cánh; hai mắt cách xa nhau; ấu trùng mảnh, đốt bụng cuối mang 2-3 lá mang. Chuồn chuồn trưởng thành sinh sống xung quanh khu vực nguồn nước, cánh và cơ thể con đực có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn con cái. Tập tính giao phối ở chuồn chuồn khá phức tạp và lý thú. Các con đực “chiến đấu” với nhau để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình, khi con cái xuất hiện, con đực bay xung quanh “ve vãn” và ngăn không cho các con đực khác đến gần. Khi giao phối, phần phụ sinh dục đực (appendages) ở đốt bụng cuối của con đực “khóa” chặt vào phần trên của ngực trước ở con cái, trong khi đó con cái đưa máng đẻ của mình áp chặt vào phía dưới đốt bụng thứ hai của con đực, nơi mang cơ quan sinh dục đực để nhận tinh trùng; tư thế này tạo thành dạng tương tự như một cái “bánh xe” (wheel) giúp chúng có thể vừa bay vừa thực hiện hành vi giao phối. Ở một số loài, con đực bay xung quanh hoặc đứng gần nơi con cái đẻ trứng để làm nhiệm vụ “cảnh giới”, hoặc con đực vẫn “khóa” chặt con cái cho đến khi đẻ trứng xong.

*


Bạn đang xem: Tập tính của chuồn chuồn

Tư thế giao phối ở loài Noguchiphaea yoshikoae - Ảnh: Phan Quốc Toản

Chuồn chuồn là nhóm côn trùng ăn thịt, cả ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng thường bay lượn để săn tìm các loài côn trùng khác nhỏ hơn, thậm chí là các loài chuồn khác. Ấu trùng chuồn chuồn của một số loài có kích thước lớn thậm chỉ còn bắt cả cá nhỏ để ăn thịt.

*


Một con Acisoma panorpoides đang ăn thịt loài khác (giống Ceriagrion) - Ảnh: Phan Quốc Toản

Khu hệ chuồn chuồn Việt Nam được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ 19 bởi các nhà nghiên cứu người Pháp. Sau đó, mặc dù có một vài ghi nhận về khu hệ Việt Nam nhưng mới chỉ công bố rải rác ở các tạp chí khác nhau. Vì tình hình chiến tranh kéo dài, mãi đến sau này, trong vòng 10 năm trở lại đây, khu hệ chuồn chuồn ở Việt Nam mới được biết đến nhiều hơn, có hơn 20 loài mới cho khoa học đã được công bố, trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Năm 2006, các nhà nghiên cứu đã thống kê được 235 loài chuồn chuồn ở Việt Nam , tuy nhiên theo ước tính Việt Nam phải có khoảng hơn 400 loài, thậm chí là lên đến 500 loài. Nếu so sánh với số lượng loài chuồn chuồn ở các nước khác, như Thái Lan (gần 400 loài), Lào (khoảng 300 loài), Campuchia (gần 100 loài), Malaysia (400 loài), Singapore (126 loài), Trung Quốc (gần 600 loài) hay toàn bộ Châu Âu (trên 100 loài)… thì Việt Nam là một trong những nước có sự đa dạng chuồn chuồn cao nhất trên thế giới.

Trong tổng số 17 họ Chuồn chuồn được biết ở Việt Nam hiện nay, có 11 họ chuồn chuồn kim (Zygoptera) và 6 họ chuồn chuồn ngô (Anisoptera). Một trong những họ chuồn chuồn kim có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, đồng thời cũng là nhóm có màu sắc đẹp nhất là họ Chuồn chuồn cánh màu (Calopterygidae). Có 16 loài được biết hiện nay ở Việt Nam , phổ biến nhất là loài Neurobasis chinensis (Linnaeus, 1758). Con đực của loài này có đôi cánh trước có màu vàng nhạt và trong suốt, khoảng 3/4 của cánh sau màu xanh biếc, phần còn lại của cánh có màu đen sẫm. Với cơ thể hoàn toàn màu xanh, chúng có thể dễ dàng hòa lẫn vào các đám lá ở gần suối để trốn tránh kẻ thù.

*


Xem thêm:

Con đực Neurobasis chinensis - Ảnh: Phan Quốc Toản

Con cái cơ thể có màu xanh nhạt hơn, cánh có màu cam nhạt và hai điểm cánh màu trắng ở mép trên của cánh có thể dễ dàng quan sát. Loài rất phổ biến và phân bố ở khắp các vùng núi trong cả nước.

*


Con cái Neurobasis chinensis - Ảnh: Phan Quốc Toản

Loài Vestalis gracilis (Rambur, 1842) phân bố rộng ở vùng Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Với cơ thể màu xanh biếc, chúng có thể dễ dàng ẩn nấp trong các tán lá cây rậm rạp xung quanh bờ suối, và chỉ xuất hiện và bay lượn ra ngoài khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Cánh của chúng thường phản chiếu màu xanh biếc óng ánh

Xem tiếp..

.

Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

*

*