Thời Khóa Biểu Cho Bé Ăn Dặm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi trẻ trên 6 tháng tuổi là mẹ có thể cho bé bắt đầu làm quen với ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc xác định thời gian ăn dặm trong ngày của bé lại khiến nhiều mẹ gặp khó khăn. Cùng tìm hiểu cách sắp xếp thời gian biểu cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn thông qua bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Thời khóa biểu cho bé ăn dặm


1. Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm chia theo từng giai đoạn

Trước khi xây dựng bảng thời gian ăn dặm cho bé, mẹ cần phải nắm được thời gian tiêu hóa của các loại thực phẩm dựa vào bảng dưới đây:

Loại thức ăn

Thời gian tiêu hóa

Sữa mẹ

1 - 2 giờ

Sữa công thức

2 - 3 giờ

Đồ ăn nhẹ

3 - 4 giờ

Thức ăn thông thường

4 - 5 giờ

Thức ăn có dầu mỡ

5 - 6 giờ

Dựa vào bảng trên. ta có thể thấy lịch ăn dặm cho bé cần phải đảm bảo 2 bữa ăn cách xa nhau để thức ăn được hấp thu một cách tốt nhất, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Số lượng ăn trong từng bữa cũng cần phải tùy theo khả năng hấp thu của từng bé.

*

- Mẹ nên cho bé ăn gì qua các thời kỳ ăn dặm của trẻ?

- Mẹ có biết: Ăn dặm như thế nào để bé tăng cân tự nhiên?

- Ăn dặm từ 6-12 tháng chỉ là ăn cho vui, sữa vẫn là chính???

1.1. Thời gian biểu ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Đây là thời điểm bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Do vậy, mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày với cháo loãng, sau đó tăng dần bữa ăn lên 2 - 3 bữa/ngày. Xen kẽ với đó, mẹ vẫn bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Lịch ăn dặm của bé trong tuần đầu tiên có thể được xây dựng như sau:

- Sáng sớm khi bé vừa ngủ dậy: Bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Giữa buổi sáng: Tiếp tục bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

- Buổi trưa: Cho bé ăn dặm với bột/cháo loãng hoặc rau củ nghiền.

- Giữa buổi chiều: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Buổi tối: Bú mẹ hoặc sữa công thức.

- Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc sữa công thức.

Khi bé bước sang đến tuần thứ 2 hoặc thứ 3, mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn dặm nữa vào lịch sinh hoạt trong ngày của bé, đồng thời vẫn đảm bảo lượng sữa cho bé khoảng 900ml/ngày.

*

1.2. Khi trẻ ăn dặm lúc 7 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể tăng số bữa ăn dặm cho bé lên 3 bữa/ngày. Ở độ tuổi này, bé có thể ăn các loại thức ăn mềm, nghiền nhỏ để bé tập nhai, nuốt.

Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm của bé 7 tháng tuổi như sau:

- Sáng khi mới ngủ dậy: Bú mẹ hoặc sữa công thức.

- Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng hoặc trái cây, rau củ quả nghiền.

- Buổi trưa: Cho bé ăn nhẹ với trái cây hoặc sữa chua.

Xem thêm: Aley Nguyễn Và Bi Bảo - Tiểu Sử Hotface 9X Nổi Tiếng Cộng Đồng Lgbt

- Giữa buổi chiều Bú mẹ hoặc sữa công thức.

- Buổi tối: Ăn dặm với cháo loãng hoặc rau củ nghiền.

- Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc sữa công thức.

*

1.3. Lịch ăn dặm trong ngày khi bé được 9 - 10 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé không còn là sữa mẹ nữa mà đến chính từ những bữa ăn. Do vậy, mẹ cần xây dựng thời gian biểu cho bé đảm bảo có đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ, xen kẽ với sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thực đơn hàng ngày của bé cũng cần phải đa dạng, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ và protein.

Lịch ăn dặm cho bé có thể tham khảo như sau:

- Sáng khi vừa ngủ dậy: Bú mẹ hoặc sữa công thức.

- Giữa buổi sáng: Ăn cháo hoặc bột đặc.

- Buổi trưa: Cơm nhuyễn với rau, củ, quả hầm mềm.

- Giữa buổi chiều: Cho bé ăn nhẹ với sữa chua, trái cây.

- Buổi tối: Ăn cháo đặc, bột đặc.

- Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc sữa công thức.

Tùy vào điều kiện sức khỏe và khả năng hấp thu của từng bé mà mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất.

*

2. Những điều cần chú ý khi cho trẻ ăn dặm

Mẹ không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất yếu, nếu phải ăn các thức khác ngoài sữa mẹ thì dễ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, có một số loại thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất có trong sữa mẹ nên dễ khiến bé chậm lớn, không lên cân.

Nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, bắt đầu ăn dặm từ loãng tới đặc, từ ít đến nhiều, các bữa ăn xen kẽ với sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh dư thừa hay thiếu chất trong cơ thể. Lượng thức ăn phải tùy vào nhu cầu của bé, không nên ép trẻ ăn vì dễ gây ra tâm lý sợ ăn.

*