Cách Làm Giảm Đau Rát Khi Bị Bỏng

Vết thương khi bị bỏng sẽ gây đau rát khó chịu, thậm chí xuất hiện những mụn nước phồng rộp. 10 cách giảm đau rát khi bị bỏng dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này. 


Việc xử lý vết thương ngay sau khi bị bỏng rất quan trọng. Trường hợp bỏng nặng cần được sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Bạn đang xem: Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng

Xem thêm: Hướng Dẫn Đặt Hàng Trên Shopee Chi Tiết Nhất 2023, Shopee: Ứng Dụng Mua Bán Online Giá Rẻ

Dưới đây là một số cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả.

*

Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng như thế nào?

Tìm hiểu các mức độ bỏng để có cách xử lý phù hợp

Bỏng là một trong những tai nạn phổ biến dễ xảy ra hàng ngày khi chúng ta nấu ăn hoặc bỏng do cháy nổ, chập điện, bỏng nắng, bỏng hóa chất, bỏng do máy móc,...Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà bỏng được chia thành 4 cấp độ:

Bỏng cấp độ 1: da bị đỏ, sưng nhẹ, không phồng rộp

Bỏng cấp độ 2: da phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng đến lớp mô da bên trong

Bỏng cấp độ 3: vùng da bị bỏng thường có trắng, xám hoặc đen. Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến dây thần kinh tê liệt

Bỏng cấp độ 4: cấp độ bỏng nguy hiểm nhất, tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương

Với tình trạng bỏng cấp độ 1 và 2, vết bỏng có đường kính

*

Phân loại các cấp độ bỏng

Cách xử lý vết thương khi bị bỏng

Bước 1: Làm dịu vết bỏng với nước mát

Ngay khi bị bỏng cần rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước mát trong khoảng 15 - 20 phút. Nước mát sẽ làm giảm nhiệt, xoa dịu cảm giác đau rát và tránh vết thương lan rộng hoặc ăn sâu vào các lớp biểu bì bên dưới.

*

Nước mát sẽ nhanh chóng làm hạ nhiệt vùng da bị bỏng

Bước 2: Vệ sinh vết bỏng

Sau khi làm dịu với nước mát cần làm sạch vùng da bị thương, vệ sinh vết bỏng bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không chà xát khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.