Hàm Lượng Đường Trong Máu

1. Lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu là nồng độ glucose có trong máu. Insulin được tiết ra ngay lập tức từ tuyến tụy khi thức ăn được hấp thụ và lượng đường trong máu tăng lên.

Bạn đang xem: Hàm lượng đường trong máu

Tình trạng tăng đường huyết mãn tính sẽ tiếp tục kéo dài nếu lượng insulin này được tiết ra ít hoặc thậm chí nếu tiết ra đủ lượng nhưng lượng insulin tiết ra không hoạt động tốt. Đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Đường trong máu dễ bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống và tăng sau bữa ăn. Ngoài ra, những tác nhân như bị sốt, đau quá mức và căng thẳng cũng sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên.

Nếu lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp có thể gây hôn mê.

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu tại thời điểm khi đói hoặc 2 giờ sau bữa ăn, nhưng nếu chưa có kết quả chính xác, kiểm tra bằng cách tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose.

Lượng đường trong máu bình thường khi đói là ≤ 110 mg/dl.

Nếu đường huyết ≥ 200 mg/dl sau khi lấy máu ngẫu nhiên, bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, nếu lượng đường trong máu vẫn ≥200 mg/dl vào một ngày khác, bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường.

*
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c (ảnh: Internet)

Xét nghiệm dung nạp glucose

Cho bệnh nhân uống 75g glucose, sau đó đo lượng đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu trước khi dung nạp và 30 phút, 60 phút, 120 phút sau khi dung nạp. Lượng insulin được đo trước khi dung nạp và 30 phút sau khi dung nạp.

Bằng cách đo đồng thời lượng đường trong máu và insulin, có thể xác nhận nguyên nhân do insulin không được tiết đầy đủ (không đủ số lượng) hoặc tính kháng insulin (suy giảm chức năng).

Xem thêm: 30 Kiểu Tóc Ngắn Đẹp Cho Mặt Vuông, Tóc Ngắn Cho Mặt Vuông 2020 Phái Nữ Nên Thử

Lượng đường trong máu (mg/dl)Giải thích kết quả
Nhóm bình thườngLượng đường trong máu lúc đóiKhi đạt 2 chỉ số này, được xếp là nhóm bình thường
Lượng đường trong máu 120 phút sau khi dung nạp
Nhóm bệnh tiểu đườngLượng đường trong máu lúc đói ≥126Khi đạt 1 hoặc 2 chỉ số này, được xếp là nhóm bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu 120 phút sau khi dung nạp≥200

* Người không thuộc nhóm bình thường hay nhóm bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm tiền tiểu đường.

Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết mà bệnh nhân nên chú ý là gì?

2. Lượng đường trong nước tiểu

Nước tiểu được bài tiết qua niệu đạo sau khi máu được lọc qua thận và được lưu trữ tạm thời trong bàng quang qua đường tiết niệu.

Đường trong máu được lọc tạm thời trong tiểu cầu thận. Và sau đó được hấp thụ lại trong tiểu quản thận. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu vượt quá một giá trị hạn mức, không thể hấp thụ lại hoàn toàn và đường được bài tiết trong nước tiểu. Hạn mức này được gọi là “giá trị ngưỡng (Ikichi)” trong bài tiết đường của thận, thường là 170~180 mg/dl. Nói cách khác, nếu không có đường trong nước tiểu, lượng đường trong máu ≤180 mg/dl. Tuy nhiên, trong trường hợp ngưỡng giá trị thấp, đường sẽ rò rỉ vào nước tiểu ngay cả khi lượng đường trong máu là khoảng 100 mg/dl. Mặc dù đường xuất hiện trong nước tiểu nhưng không coi là bệnh tiểu đường mà gọi là tình trạng Glycosuria.

Do đường trong nước tiểu được lọc qua thận rất mất thời gian, việc lọc sẽ chậm hơn khoảng 30 phút so với đường huyết. Ngoài ra, vì đường trong nước tiểu được lưu trữ tạm thời trong bàng quang, để biết giá trị chính xác, khoảng 20~30 phút trước khi đo nên đi vệ sinh một lần để làm trống bàng quang. Sau đó tiến hành xét nghiệm đường trong nước tiểu với nước tiểu tích lũy sau khi làm trống bàng quang (phương pháp lấy nước tiểu 2 lần (xem hình)). Ngay cả khi lượng nước còn lại ít, vẫn có thể xét nghiệm đường trong nước tiểu chỉ với một lượng nhỏ. Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm rất tốt có thể lặp lại mà không gây đau cho người được xét nghiệm.

*
Bảng chỉ số lượng đường trong máu và trong nước tiểu (ảnh: Internet)

Nhiễm toan ceton do tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân cần quan tâm

3. HbA1c, glycohemoglobin

HbA1c là hemoglobin (huyết sắc tố) liên quan tới glucose, là xét nghiệm rất tốt trong đánh giá việc kiểm soát điều trị tiểu đường để xác nhận lượng đường trong máu trung bình của 1~1,5 tháng trước so với thời điểm hiện tại và để nắm rõ sinh hoạt, triệu chứng của bệnh nhân.

Không giống như đường huyết, HbA1c không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, vì vậy có thể được xét nghiệm bất cứ lúc nào dù trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Do đó, nếu bệnh nhân tiểu đường không giữ gìn sức khỏe hàng ngày mà chỉ trước khi xét nghiệm mới ăn uống điều độ thì khi thực hiện xét nghiệm này, kết quả sẽ biểu hiện tình trạng bệnh nhân không chú ý đến sức khỏe. Giá trị bình thường là 4.4〜5.8%.

Nếu HbA1c được kiểm soát cẩn thận ở mức ≤ 6,5, có thể ngăn ngừa đáng kể các biến chứng do tiểu đường như bệnh võng mạc, xơ vữa động mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại vi. 6,5% là giá trị mục tiêu quan trọng của điều trị bệnh tiểu đường. Khi đạt được giá trị mục tiêu quan trọng này, hãy cố gắng giảm xuống giá trị tiêu chuẩn ( ≤5,8%).

*
Xét nghiệm HbA1c (ảnh: Internet)

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không xuất hiện ở thời kỳ đầu. Hãy tiến hành xét nghiệm cẩn thận hàng ngày và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng việc kiểm soát tốt bản thân.