PHIM CHÂU ÂU BỊ CẤM CHIẾU

Ngoài bạo lực hoặc chính trị, sex là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng bị cấm chiếu trong một thời gian dài.

Bạn đang xem: Phim châu âu bị cấm chiếu


*

The Outlaw (1943): Đây là bộ phim đầu tiên xuất hiện những cảnh mây mưa lộ da thịt của điện ảnh phương Tây. Do đạo diễn Howard Hughes thực hiện, The Outlaw kể lại cuộc đời của tướng cướp Billy the Kid và từng bị cấm chiếu ở một số khu vực tại nước Mỹ trong nhiều năm liền, trước khi được Hội đồng duyệt phim Hollywood chấp thuận thông qua. So với những bộ phim hạng B hiện tại, The Outlaw khá “lành tính”, bởi khán giả cũng chỉ được chiêm ngưỡng bộ ngực mỹ miều của nữ diễn viên Jane Russell, một trong những “quả bom sex” đầu tiên của Hollywood, mà thôi.

*

Baby Doll (1956): Bộ phim kể về mối thù giữa hai chủ nhà máy sợi cotton, đỉnh điểm là khi một trong hai quyết định quyến rũ cô vợ 19 tuổi theo đạo Tin Lành của kẻ còn lại. Tuy không có nhiều cảnh sex trần trụi, nhưng Baby Doll lại bị nhiều cộng đồng đạo Tin Lành thời bấy giờ chỉ trích, vì cho rằng những cảnh quan hệ tình dục trong phim đi ngược với giáo lý và đạo đức của họ. Sau đó, phim bị cấm chiếu tại Thụy Điển cũng bởi lý do trên. Mặc dù vậy, Baby Doll là một bộ phim được đánh giá cao về nội dung, từng giành được một giải Quả cầu vàng tại hạng mục Đạo diễn xuất sắc.

*

I am Curious (Yellow) (1968): Bị đánh đồng là văn hóa phẩm khiêu dâm, I am Curious (Yellow) từng không thể đến được với khán giả tại bang Massachusetts, nước Mỹ. Gặp chuyện tai tiếng là vậy nhưng bộ phim của điện ảnh Thụy Điển về sau lại được giới phê bình ca ngợi, bởi góc quay nghệ thuật cùng phong cách noir đầy sáng tạo trong cảnh làm tình giữa hai nhân vật chính. Bộ phim cũng là câu chuyện có thật về mối tình giữa đạo diễn Vilgot Sjöman và cô người yêu theo học trường kịch nghệ, Lena Lyman. Trong phim, tất cả các diễn viên đều sử dụng tên thật của bản thân.

Xem thêm: Top 50 Hình Ảnh Chia Tay Trong Tình Yêu Buồn Vỡ Nát Con Tim, Những Hình Ảnh Chia Tay Buồn Nhất

*

Pink Flamingos (1972): Do đạo diễn John Waters thực hiện, Pink Flamingos là bộ phim hài xoay quanh chuyện một nữ trùm xã hội đen tại khu Baltimore tìm cách chống chọi lại cặp vợ chồng luôn tìm cách hạ nhục cô. Không chỉ tai tiếng về những cảnh sex rất “thực”, bộ phim còn bị tố cáo vì vấn đề bạo hành động vật, khi có một cảnh mà nhân vật trong phim khỏa thân, kẹp những con gà vào… bộ phận sinh dục của mình. Bộ phim gây sốc này bị cấm chiếu tại Úc, Nauy và Nova Scotia cho tới tận năm 1997.

*

Last Tango in Paris (1972): Với tiêu chí ban đầu là trở thành một bộ phim tình cảm nghệ thuật, Last Tango in Paris cuối cùng lại được thế giới nhớ đến bởi những cảnh sex đầy ám ảnh. Trong phim, một người đàn ông góa vợ tìm thấy sự thỏa mãn về thể xác từ cô gái mà ông không hề quen biết. Rồi cả hai quyết định là cũng chẳng cần biết đến nhau, bởi đây là một mối quan hệ không điều kiện. Last Tango in Paris bị cấm chiếu ở khá nhiều nước, tiêu biểu nhất là Tây Ban Nha, Canada và Ý. Tòa án địa phương của Ý thậm chí còn buộc tội đạo diễn Bernardo Bertolucci 4 tháng tù giam vì đã thực hiện ra bộ phim. Tuy vậy, bản thân thành phố Paris lại không hề cấm cửa tác phẩm gây tranh cãi này.

*
A Clockwork Orange(1972):Đây là bộ phim khá đặc biệt khi nó bị cấm chiếu tại ngay quê hương nước Anh. Do đạo diễn Stanley Kubrick thực hiện,A Clockwork Orangelấy bối cảnh xã hội tương lai và kể về Alex, một thanh thiếu niên ranh ma. Trong phim, hắn cùng với băng đảng thực hiện nhiều vụ cưỡng hiếp kinh hoàng đối với các phụ nữ vô tội. Vào thời điểm bộ phim được khởi chiếu tại một số nước khác, nhiều tờ báo đưa tin về những vụ hiếp dâm và giết người đã được gửi đến nhà riêng của Stanley Kubrick, khi người ta cho rằng bộ phim của ông đã truyền cảm hứng cho bọn tội phạm. Phải tới tận 27 năm sau, khi đạo diễn Stanley Kubrick qua đời,A Clockwork Orangemới bắt đầu được phát sóng trên sóng truyền hình Anh Quốc.
*

I Spit on Your Grave (1978): Tác phẩm kinh dị có đề tài trả thù của điện ảnh Mỹ từng bị cấm chiếu ở rất nhiều nước như Ai-len, Na Uy, Iceland… Phim bắt nguồn từ việc một nữ nhà văn đến nơi vùng núi hoang vắng để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới. Tuy nhiên, cô lại bị một nhóm thanh niên trong vùng cưỡng hiếp dã man và bỏ mặc trong rừng. May mắn thay, cô vượt qua được cơn nguy kịch và khi đã trấn tĩnh lại, cô gái bắt đầu đi lần tìm và trả thù từng kẻ đã hãm hại cô theo cách tàn nhẫn nhất có thể. Khi ra mắt, I Spit on Your Grave nhận được nhiều phản hồi trái chiếu, phần lớn là chỉ trích cảnh cưỡng hiếp được thể hiện khá dài, tới mức vô nhân đạo.

*
The Tin Drum (1979): The Tin Drum từng thắng giải Oscar tại hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắctrước khi bị cấm chiếu bởi Hội đồng kiểm duyệt phim Canada. Trong phim xuất hiện cảnh miêu tả “chi tiết” mối tình của một cậu nhóc 11 tuổi và cô bạn gái 16 tuổi. Thế nên, The Tin Drum bị hội đồng trên tố cáo là có dấu hiệu lạm dụng tình dục trẻ em. Thậm chí, chính quyền Canada còn có ý định truy ra và xử phạt các công dân đã mua DVD của bộ phim này. Cảnh gây tranh cãi của phim là khi cậu bé liếm bụi phấn ngọt được rắc vòng quanh rốn của cô gái 16 tuổi. Nhiều câu thoại trong cảnh này nhấn mạnh việc khẩu dâm của cậu bé trước khi cậu quan hệ tình dục với cô bạn gái.
*
Caligula (1979): Bộ phim mô tả lại đời sống thác loạn của Hoàng đế Caligula xứ La Mã. Những cảnh sex trong phim được mô tả một cách trần trụi, một số khác lại khá bệnh hoạn, điển hình là gian phòng nhục dục của Caligula, với hàng trăm cơ thể nam nữ quấn lấy nhau ở đủ mọi tư thế. Phim còn bị chỉ trích bởi một cốt truyện nhàm chán (chỉ xoay quanh sex) cùng những màn loạn luân giữa Hoàng đế với chị gái ruột. Tới tận ngày nay, bộ phim vẫn còn bị cấm chiếu ở một số cộng đồng các nước châu Âu.